Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Published 02:01:00 by with 0 comment

Internal Link là gì?

Ở các bài viết trước ATHENA đã cùng các bạn tìm hiểu Backlink là gì? Vậy bài viết này ATHENA sẽ chia sẻ về Internal Link – một thuật ngữ khá phổ biến trong SEO. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu Internal Link là gì?
Internal links hay còn gọi liên kết nội bộ là một dạng backlink nhưng có cùng một domain, chính xác hơn là nằm trong cùng một website. Đây là một trong những yếu tố cơ bản và cực kỳ quan trọng trong quá trình SEO Onpage. Một cách nghĩ đơn giản hơn, liên kết nội bộ nghĩa là liên kết từ 1 trang đến 1 trang khác trên cùng trang web. Internal links thường được sử dụng để điều hướng trang web.

I. Công dụng của Internal Link

  • Thường làm Menu cho trang web.
  • Thiết lập cấu trúc cho website.
  • Là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
  • Tăng chỉ số PR đồng đều.
  • Tăng chỉ số Page Author.
  • Tăng tốc độ index.
Internal links là nhân tố quan trọng bậc nhất trong việc điều hướng URL và xây dựng cấu trúc website. Vì thế có thể nói tạo internal links nghĩa là xây dựng một cấu trúc website thân thiện bằng các liên kết nội bộ.

II. Ứng dụng của Internal link

Xây dựng được các Internal Link tốt giúp bạn rất nhiều trong việc tối ưu hóa chuẩn SEO.
  • Giúp website có chỉ số PR (PageRank) đồng đều, có nghĩa là không chỉ riêng trang chủ mà các Catagory (danh mục) cũng có PR.
  • Thiết lập cấu trúc cho trang Web (điều hướng URL), thường làm Menu chính cho trang
  • Internal Link là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến Ranking Keyword (thứ tự xếp hạng từ khóa)
  • Ngoài ra chúng còn giúp các Spider xác định và tìm kiếm được tất cả các link, nội dung chính mà website hướng đến ảnh hưởng đến các yêu tố xếp hạng trên công cụ tìm kiếm

III. Cách xây dựng Internal link hiệu quả và chuẩn SEO

Có nhiều cách xây dựng Internal link như cấu trúc dạng kim tự tháp, dạng tròn… nhưng nhìn chung vẫn có những lưu ý hay còn gọi là mẹo giúp bạn tối ưu hơn thuật ngữ này.
1. Tất cả link nội bộ vào một trang chính (Landing Page)
Ví dụ bạn muốn trang đích có thứ hạng cao hơn, bạn cần đặt backlink ở những trang website khác có cùng nội dung và chủ đề, việc này làm tăng độ hiện diện và sự quan tâm đến website chính.
2. Xây dựng link nội bộ ngoài trang chủ:
Có nghĩa là bạn cần đặt link trỏ về những danh mục quan trọng khác không riêng gì trang chủ (HomePage). Việc này giúp bạn đa dạng được cấu trúc website và xây dựng được hệ thống PageRank đồng đều.
3. Đặt Internal Link ở bài viết chứa từ khóa hay thông tin quan trọng
4. Đặt Internal Link dưới chân trang (Footer):
Trong nhiều tài liệu SEO hay đào tạo SEO hiện này, nhiều SEO master không còn có chú trọng đến việc đặt Internal link dưới chân trang vì chúng mang lại hiệu quả thấp, tuy nhiên chúng vẫn mang lại được nguồn Traffic bổ sung hay điều hướng người dùng tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

IV.   Các trường hợp cần tránh khi xây dựng liên kết nội bộ:

  • Liên kết xây dựng sử dụng Javascript vừa không thể crawl vừa không có giá trị do đó lời khuyên là sử dụng chuẩn HTML.
  • Liên kết trong Java,Flash tuyệt đối Google spider không thể truy xuất được
  • Liên kết đến các trang bị khóa vởi Meta Robots tag hay file Robots.txt
  • Sử dụng những từ khóa Internal Link mang tính ép buộc như “Bấm tại đây”, “Click tại.. để dowload”…
  • Trên 1 trang website chỉ nên có tối đa 150 links, vì vậy bạn cần cân bằng số lượng Internal link hợp lý và phù hợp tránh những thuật toán từ Google. 
  • Liên kết trong Frames or I-Frames: liên kết trong cả 2 đều có thể truy xuất được
    email this       edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét