Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Published 03:27:00 by with 0 comment

Link Earning là gì?

Link Earning (hay còn gọi là Liên kết tự sinh) là một giải pháp giúp các quản trị website có thể thay đổi các phương pháp xây dựng liên kết trước đây đã lỗi thời. Link Earning sinh ra trong quá trình phát triển nội dung một cách tự nhiên và cần thiết nhất cho bất kỳ bài viết chất lượng nào. Các website thúc đẩy tự nhiên nên áp dụng các phương pháp đã được liệt kê phía trên và tùy chỉnh sao cho phù hợp với nội dung trong trang web của mình. Ngoài ra thì không có các bước bổ sung nào thêm trong hình thức tự sinh liên kết này. Tất cả những gì bạn cần làm là chờ cho những niên kết tự tìm đến, tự triển khai sau khi đợt xúc tiến quảng bá và public thành công. Liên kết tự sinh thu được chính là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, của công sức tạo ra những nội dung chất lượng nhất và của sự đầu tư mạnh dạn vào quảng cáo.
Read More
    email this       edit

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Published 03:21:00 by with 0 comment

SEO spam là gì?

Nếu bạn thường xuyên online và tham gia vào các cộng đồng chắc có lẽ thường xuyên sẽ nhìn thấy chữ  SPAM từ người này nói người kia SPAM. Những đối tượng SPAM thường là các đối tượng muốn quảng cáo, marketing một cái gì đó. Mỗi người có thể có một quan điểm về SPAM khác nhau. Riêng với cá nhân tôi thì thấy khá nhiều người đang chưa phân biệt như thế nào là SPAM.

1. Định nghĩa SPAM

Spam được  viết tắt của từ Stupid Pointless Annoying Messages (“Những bức thư ngu ngốc vô giá trị gây phiền nhiễu”). Đây là một định nghĩa khá thú vị và dễ hiểu. Vì không hiểu rõ spam là gì nên đôi khi spam bị hiểu nhầm. SEO spam là một lỗi dễ mắc phải khi bạn không được học SEO một cách tử tế. Đặc điểm dễ nhận thấy của spammer là cố tình đưa tới người dùng một thông điệp nào đó, cố bắt ép họ phải xem nội dung của mình.

2. Tác hại của SEO spam

Spam gây tổn thất cho website của bạn : spam sẽ làm người dùng dị ứng về thương hiệu nếu ta cố tình. Website mà đi spam nhiều thì sẽ bị google phạt và dần dần mất top biến khỏi kết quả tìm kiếm và hậu quả thật khôn lường.

3. Hình thức và giải pháp của SEO spam

  • Spam Onpage

Biểu hiện:  nhồi nhét từ khoá quá đà bạn sẽ bị liệt kê là Spam với Google cũng như với người dùng. Sử dụng, nhồi nhét Tiếng Việt không dấu vào nội dung vì sẽ làm khó người dùng và chính điều đó cũng là spam từ khóa với Google.
Giải pháp: hãy chăm sóc nội dung bài viết thật tốt hướng đến sản phẩm, dịch vụ ta muốn đề cập. Rồi ta mới tình đến việc đưa từ khóa vào nội dung. Chỉ cần dữ số lượng tối thiểu 1 từ khóa trong nội dung thẻ Meta Title, Description, Keyword, H1-H6, Bold... là đủ. Từ khóa trong nội dung cũng được đưa vào một cách tự nhiên, từ khóa không liên tiếp nhau, để nội dung linh hoạt, dễ hiểu và hướng đến người đọc.

  • Spam Offpage

Biểu hiện: quá nhiều liên kết trỏ về website và không kiểm soát tốt
Giải pháp: phát triển backlink tăng dần đều, không đột ngột, hạn chế spam. Chất lượng backlink cũng được đặt lên hàng đầu. Việc xác định chất lượng ta chú ý đến 2 phần đó là website liên kết có nội dung tốt hay không? Có spam hay không? Có chia sẻ link (Outbound link) ra quá nhiều không (>20 là kém). Vị trí đặt backlink có linh hoạt, bám sát nội dung hay không (việc giảm hạng hay có thể phạt những Backlink chữ ký, footer, liên kết... đang được Google càn quét mạnh)

  • Spam Forum

Biếu hiện: nếu bạn quá lạm dụng và auto backlink comment hay lấy view từ bài viết diễn đàn
Giải pháp: là khi đi comment, viết bài là hãy tính đến chất lượng nội dung và chủ đề người đọc quan tâm. Hãy từ bỏ ngay những hành động auto viết bài, comment, những nội dung chia sẻ, comment ngắn, gọi là để có...Việc SEO bài viết diễn đàn, SEO chữ ký lời khuyên dành cho bạn là chất lượng là số 1. Hãy chia sẻ những nội dung tốt, comment đóng góp, bình luận chính trải nghiệm của bản thân. Chất lượng 1 sẽ gấp nhiều lần 100 SPAM.

  • Spam Social


SEO Social (mạng xã hội) đang là xu hướng 2013, vì nó phản ánh chính xác được độ tươi mới, lan truyền của nội dung tìm kiếm. Lời khuyên dành cho bạn là mạng xã hội là nơi chia sẻ thông tin, kiến thức... vì vậy đừng spam link tràn lan mà hãy tổng hợp nội dung để có 1 nội dung thật tốt, chia sẻ những nhìn nhận về sản phẩm của bạn, lúc đó nội dung sản phẩm của bạn sẽ được đón nhận tốt hơn, được chia sẽ cũng như bình luật của mọi người. Quan điểm vẫn là 1 bài viết hơn 100 bài spam link. Mạng xã hội rất rộng lớn, nhiều thành phần người và cách suy nghĩ khác nhau. Vì vậy hãy quản lý nhóm bạn bè và chia sẻ nội dung phù hợp, bạn sẽ được đón nhận tốt hơn rất nhiều.
Chú ý:

  • Hạn chế spam, tag sản phẩm hay những gì mà người khác không mong muốn. Hãy đặt vào địa vì người nhận và làm sao cho bạn vừa lòng. Luôn luôn thay đổi, lắng nghe, chia sẻ... bạn sẽ thành công với phát triển SEO
  • Mạng xã hội rất rộng lớn, nhiều thành phần người và cách suy nghĩ khác nhau. Vì vậy hãy quản lý nhóm bạn bè và chia sẻ nội dung phù hợp, bạn sẽ được đón nhận tốt hơn rất nhiều.
  • Cấm kỵ spam, tag sản phẩm hay những gì mà người khác không mong muốn. Hãy đặt vào địa vì người nhận và làm sao cho bạn vừa lòng.
  • Luôn luôn thay đổi, lắng nghe, chia sẻ... bạn sẽ thành công với phát triển SEO Social.


Read More

    email this       edit
Published 02:21:00 by with 0 comment

Chọn SEO Google.com hay Google.com.vn?

Có rất nhiều SEOer thắc mắc SEO Google.com (GG.com) và google.com.vn (GG.com.vn) khác nhau ở chỗ nào và khi nào nên chọn SEO GG.com khi nào nên chọn SEO GG.com.vn. Bài viết này sẽ nêu lên các điểm giống và khác nhau giữa hai phương án SEO này giúp bạn lựa chọn phương pháp SEO chuẩn xác.
 

1. Điểm giống nhau giữa SEO GG.com và GG.com.vn 


  • Về hình thức, cách làm là hoàn toàn như nhau, bạn cũng phải đi xây dựng link, on page, off page, xây dựng mạng xã hội,…
  • Bạn vẫn dùng những tools phân tích như Woorank,….
  • Vẫn báo cáo report về thứ hạng, traffic,…
  • Mật độ từ khóa, link nội bộ, site maps, robots, rss,…
  • Điểm khác nhau giữa SEO Google.comGoogle.com.vn

2. Điểm khác nhau giữa SEO GG.com và GG.com.vn


  • SEO nhắm mục tiêu quốc tế (Global SEO)

Đây gọi là Seo nhắm mục tiêu Quốc Tế “Global” với mục đích quảng bá trang web đến người dùng google trên toàn thế giới. Khi thêm một trang web bất kì vào Google webmaster tools thì mặc định google sẽ nhắm mục tiêu Quốc Tế cho trang web đó. Khi đó toàn bộ dữ liệu của google về trang web sẽ được lưu giữ tại cụm máy chủ chính tại Mỹ, googlebot cũng từ Mỹ sang thu thập dữ liệu và ưu tiên kết quả tìm kiếm trên trang Google.com.

  • SEO nhắm mục tiêu Việt Nam

Việc nhắm mục tiêu Việt Nam đồng nghĩa với việc dữ liệu của google về trang web sẽ được lưu giữ tại cụm máy chủ Châu Á (singapore), và Googlebot sẽ đi từ đây đến thu thập dữ liệu ưu tiên kết quả tìm kiếm trên Google.com.vn

Theo bình thường, trang web của mình khai báo mục tiêu tìm kiếm "Global Search" thì mức độ ưu tiên cũng như cập nhập sự thay đổi trang web sẽ lâu hơn. Tại vì sao? Replicate "Đồng bộ hóa dữ liệu giữa các máy chủ nằm ở khu vực khác nhau". Như mặc định trang web của mình là "Global Search" nhưng trang web chúng ta là ngôn ngữ Việt Nam và khai báo thẻ html là “vi_VN” và được lưu trữ tại cụm máy chủ châu Mỹ. Nên các máy chủ của Google Cache Site sẽ phải thực hiện một quá trinh trao đổi dữ liệu với nhau từ [Mỹ <> Asia] để thống nhất và chuyển dữ liệ cache site trang web của mình về cụm máy chủ Asia. Google quảng trị và lý hàng tỷ trang web được lữu trữ trên máy chủ Cache.. Nên việc đồng bộ hóa dữ liệu trang web sang một khu vực khác “xuyên lục địa” thì mất rất nhiều thời gian để hoàn tất.

Nên cả đóng khối dữ liệu Cache Site trong đó có trang web của mình được đặt vào chế độ chờ “Replicate” Trong khi đó.. Google sẽ áp đặc vào chế độ ưu tiên để xử lý trang web nào trước. Nó dựa vào chỉ số PageRank và độ thân thiện của trang web đó mà tiến hành trao đổi cập nhật dữ liệu trước…Ngược lại, những trang web nào được khai báo nhắm mục tiêu “Việt Nam” thì tất cả dữ liệu đã được lưu sẵn tại cụm máy chủ cache khu vực Asia. Nên tốc độ cập nhận sự thay đổi trang web và cũng như mức độ “Index” sẽ nhanh hơn hẵn khi bạn thực hiện truy vấn tìm kiếm Google.com.vn và ngược lại.. tìm kiếm Google.com sẽ chậm hơn.
 Khi gửi trang web lên Google Webmaster Tools để báo cáo và xác định trang web để lập chỉ mục… Nếu chúng ta chọn nhắm thay vì “Mục Tiêu Quốc Tế” là “Việt Nam” thì Google Search sẽ hiểu rằng: Trang web của bạn chỉ tập trung tìm kiếm vào phần lãnh thổ Việt Nam.. Nên sẽ ưu tiên hiển thị tìm kiếm cao hơn khi bạn tìm kiếm bằng Google.com.vn

Kết luận
Việc nhắm mục tiêu cho đúng rất quan trọng trong SEO…phù thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của mình để áp đặc cho đúng mục tiêu tìm kiếm để tăng thêm mức độ ưu tiên. Chúc bạn thành công.

Read More

    email this       edit

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Published 02:40:00 by with 0 comment

Anchor text là gì?


Read More
    email this       edit
Published 02:01:00 by with 0 comment

Internal Link là gì?

Ở các bài viết trước ATHENA đã cùng các bạn tìm hiểu Backlink là gì? Vậy bài viết này ATHENA sẽ chia sẻ về Internal Link – một thuật ngữ khá phổ biến trong SEO. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu Internal Link là gì?
Internal links hay còn gọi liên kết nội bộ là một dạng backlink nhưng có cùng một domain, chính xác hơn là nằm trong cùng một website. Đây là một trong những yếu tố cơ bản và cực kỳ quan trọng trong quá trình SEO Onpage. Một cách nghĩ đơn giản hơn, liên kết nội bộ nghĩa là liên kết từ 1 trang đến 1 trang khác trên cùng trang web. Internal links thường được sử dụng để điều hướng trang web.

I. Công dụng của Internal Link

  • Thường làm Menu cho trang web.
  • Thiết lập cấu trúc cho website.
  • Là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
  • Tăng chỉ số PR đồng đều.
  • Tăng chỉ số Page Author.
  • Tăng tốc độ index.
Internal links là nhân tố quan trọng bậc nhất trong việc điều hướng URL và xây dựng cấu trúc website. Vì thế có thể nói tạo internal links nghĩa là xây dựng một cấu trúc website thân thiện bằng các liên kết nội bộ.

II. Ứng dụng của Internal link

Xây dựng được các Internal Link tốt giúp bạn rất nhiều trong việc tối ưu hóa chuẩn SEO.
  • Giúp website có chỉ số PR (PageRank) đồng đều, có nghĩa là không chỉ riêng trang chủ mà các Catagory (danh mục) cũng có PR.
  • Thiết lập cấu trúc cho trang Web (điều hướng URL), thường làm Menu chính cho trang
  • Internal Link là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến Ranking Keyword (thứ tự xếp hạng từ khóa)
  • Ngoài ra chúng còn giúp các Spider xác định và tìm kiếm được tất cả các link, nội dung chính mà website hướng đến ảnh hưởng đến các yêu tố xếp hạng trên công cụ tìm kiếm

III. Cách xây dựng Internal link hiệu quả và chuẩn SEO

Có nhiều cách xây dựng Internal link như cấu trúc dạng kim tự tháp, dạng tròn… nhưng nhìn chung vẫn có những lưu ý hay còn gọi là mẹo giúp bạn tối ưu hơn thuật ngữ này.
1. Tất cả link nội bộ vào một trang chính (Landing Page)
Ví dụ bạn muốn trang đích có thứ hạng cao hơn, bạn cần đặt backlink ở những trang website khác có cùng nội dung và chủ đề, việc này làm tăng độ hiện diện và sự quan tâm đến website chính.
2. Xây dựng link nội bộ ngoài trang chủ:
Có nghĩa là bạn cần đặt link trỏ về những danh mục quan trọng khác không riêng gì trang chủ (HomePage). Việc này giúp bạn đa dạng được cấu trúc website và xây dựng được hệ thống PageRank đồng đều.
3. Đặt Internal Link ở bài viết chứa từ khóa hay thông tin quan trọng
4. Đặt Internal Link dưới chân trang (Footer):
Trong nhiều tài liệu SEO hay đào tạo SEO hiện này, nhiều SEO master không còn có chú trọng đến việc đặt Internal link dưới chân trang vì chúng mang lại hiệu quả thấp, tuy nhiên chúng vẫn mang lại được nguồn Traffic bổ sung hay điều hướng người dùng tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

IV.   Các trường hợp cần tránh khi xây dựng liên kết nội bộ:

  • Liên kết xây dựng sử dụng Javascript vừa không thể crawl vừa không có giá trị do đó lời khuyên là sử dụng chuẩn HTML.
  • Liên kết trong Java,Flash tuyệt đối Google spider không thể truy xuất được
  • Liên kết đến các trang bị khóa vởi Meta Robots tag hay file Robots.txt
  • Sử dụng những từ khóa Internal Link mang tính ép buộc như “Bấm tại đây”, “Click tại.. để dowload”…
  • Trên 1 trang website chỉ nên có tối đa 150 links, vì vậy bạn cần cân bằng số lượng Internal link hợp lý và phù hợp tránh những thuật toán từ Google. 
  • Liên kết trong Frames or I-Frames: liên kết trong cả 2 đều có thể truy xuất được
Read More
    email this       edit
Published 01:21:00 by with 0 comment

Các bước xây dựng Landing Page

Qua bài viết “Landing Page là gì?” chúng ta đã biết được tầm quan trọng và tác dụng của Landing page. Hiện nay trong hoạt động quảng cáo trên Internet, Landing pages đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Các bạn sẽ thấy có rất nhiều loại trang landing page khác nhau và được sử dụng phù hợp cho từng chiến dịch. Vậy làm thể nào để xây dựng một Landing Page hiệu quả?

I. Những câu hỏi cần đặt ra trước khi tạo Landing Page

Đối tượng của bạn là ai? Hiểu chính xác đối tượng mà bạn muốn trở thành người xem của trang. Họ là ai? Họ như thế nào? Họ quan tâm điều gì? Đâu là vấn đề của họ?
Họ nên làm gì? Đăng ký nhận email? Đặt hàng ? Tập trung vào trang để làm được điều này.
Điều gì là cần thiết? Loại bỏ bất kỳ nội dung nào không liên quan trực tiếp đến việc khách hàng mục tiêu thực hiện hành động đặt ra ở trên.

II. Các bước xây dựng Landing Page

  • Tập trung vào một mục tiêu: Tập trung tất cả nội dung của landing page vào mẫu đăng ký nhận email. Nội dung của trang nên tiết lộ lý do tại sao những người ghé thăm website nên đăng ký nhận email, hoặc những ưu đãi mà họ sẽ được nhận. Làm mẫu đơn đăng ký nổi bật so với trang, sử dụng màu sắc khác, hoặc cấu trúc khiến nó nổi bật, có thể thấy rõ từ vị trí cách màn hình máy tính nhiều mét.
  • Cụ thể: Nhanh chóng xác định đối tượng nào là người xem (và đối tượng nào không phải). Liệt kê ra những ưu đãi cụ thể khi đăng ký cũng như nội dung nào sẽ được gửi tới những người đã đăng ký. Đưa ra ví dụ cụ thể để tô đậm những lợi ích mà những người đã đăng ký đã nhận được.
  • Kể chuyện: Những câu chuyện thì hấp dẫn và đáng nhớ hơn những sự kiện và các con số. Tại sao bạn có được danh sách e-mail? Tại sao bạn lại đưa ra những ưu đãi này? Sử dụng ba dạng câu chuyện sau: David và Goliath (bạn giúp những người yếu thế như thế nào), kẻ nghèo trở nên giàu có (bạn chỉ người khác cách kiếm tiền như thế nào) và vượt qua khó khăn (bạn giúp khách hàng vượt qua khó khăn gì).
  • Phục vụ khách hàng: Luân phiên tập trung từ bạn, sản phẩm cho tới khách hàng. Sử dụng ngôn ngữ mà khách hàng hiểu và sử dụng, viết theo cách mà khách hàng thấy có lợi với họ.
  • Trung thực: Bạn đang cố gắng thu hút khách hàng đăng ký e-mail không có nghĩa là bạn phải làm một nhà marketing không đứng đắn. Sử dụng giọng điệu của chính mình. Kể những câu chuyện trực tiếp. Sử dụng những kết quả có thực, hình ảnh thực, và những chứng nhận có thực. Chỉ hứa khi bạn có thể thực hiện lời hứa đó.
  • Nhanh chóng và rõ ràng: Nhanh chóng đi vào trọng tâm và sử dụng tiêu đề nói đúng ý chính, phòng trường hợp người xem chỉ đọc lướt qua. Đừng sử dụng những từ ngữ ấn tượng quá rộng hay những thuật ngữ chuyên môn. Chỉ dùng từ ngữ bán hàng đơn giản.
  • Loại trừ: Trang đích không nên có cùng header và footer với phần còn lại của website. Loại bỏ chúng. Loại bỏ những đường truyền dẫn tới những thứ không liên quan với nội dung đăng ký. Thứ duy nhất bạn không nên bỏ là khoảng trắng (giữa các từ). Chỉ dùng một cột duy nhất để thiết kế.
  • Nhất quán: Nếu bạn sử dụng landing page là trang đến của các quảng cáo trả tiền, phải đảm bảo rằng nội dung quảng cáo trùng khớp với nội dung trong tiêu đề. Sử dụng cùng màu sắc, hình ảnh trong landing page như trong quảng cáo để người xem thấy được sự kết nối.
  • Truyền thông: Nếu không ai nhìn thấy landing page thì landing page sẽ chẳng còn giá trị gì. Dẫn người xem đến landing page bằng cách tô đậm chúng trong bản tin định kỳ, và trên phương tiện xã hội (cập nhật trong trang cá nhân của bạn), trong chữ ký e-mail, trong khu vực thảo luận website, tin tức tổng hợp (đừng gửi thư rác!), trong hàng đầu tiên hoặc cuối cùng của nội dung khách hàng đăng (giữ cho landing page chỉ gồm những nội dung này) và thậm chí sử dụng quảng cáo có trả tiền nếu đó là cách cuối cùng.

III. Cách tạo ra một trang Landing Page hiệu quả

  • Viết một tiêu đề hấp dẫn: Việc tạo một tiêu đề hấp dẫn sẽ giúp bạn thu hút được người dùng click vào website một cách tốt hơn. Một điều quan trọng chính là tiêu đề của bạn phải rõ ràng phù hợp với những chiến dịch liên kết hay quảng cáo đã nói. Đó chính là lý do họ click vào quảng cáo ở nơi đầu tiên. Một tiêu đề hấp dẫn kích thích người dùng bắt buộc phải truy cập vào Website để đọc thêm cuối cùng là họ sẽ sử dụng dịch vụ hoặc mua sản phẩm của bạn.
  • Nhấn mạnh lợi ích: Tại sao tôi lại phải truy cập vào trang web này ? Đây có lẽ là câu hỏi mà hầu hết người dùng yêu cầu khi họ nhìn thấy một chiến dịch quảng cáo hoặc một đề nghị thông qua một trang đích để kích thích họ phải mua hoặc đăng ký sử dụng. Nhấn mạnh lợi ích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể cung cấp cho họ.
  • Thể hiện giá trị mạnh mẽ của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn: Tại sao chúng tôi nên mua hàng của bạn ? Một câu hỏi hiện lên trong tâm trí người dùng khi quảng cáo hoặc đề nghị được hiển thị trước mắt họ. Vì vậy bạn cần phải nêu rõ được giá trị mạnh mẽ của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tốt hơn hoặc vượt trội hơn các nhãn hiệu từ đối thủ cạnh tranh của bạn. Đặc biệt khi nói đến chất lượng tốt hơn, dễ sử dụng, độ bền cao hơn và các thuộc tính khác sản phẩm của bạn có thể có.
  • Nâng cao chất lượng trang với đồ họa và Video: Làm cho các trang đích của bạn hấp dẫn hơn bằng cách thêm đồ họa, hình ảnh và vi seo mà bạn muốn thu hút người dùng tham gia vào một hoạt động nào mà mình mong muốn. Những yếu tố này cần dẫn đến hành động của người dùng. Tránh việc đưa những thông tin khiến cho người dùng bị phân tâm, không đúng với mục đích nội dung nói đến.
  • Kích thích người dùng hành động: Việc cuối cùng chính là buộc người dùng của bạn phải hành động. Điều gì làm cho một trang đích có hiệu suất cao có hiệu quả là người dùng biết chính xác những gì họ cần phải làm tiếp theo và kêu gọi hành động bằng việc tạo các nút như đăng ký ngay, click vào đây…
Mục đích của mỗi chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số là để tạo ra kết quả. Các trang đích đóng một vai trò rất quan trọng hướng tới mục tiêu này và tối ưu hóa trang web của bạn vào những đối tượng tiềm năng giúp bạn đem lại hiệu quả trong việc tiếp thị kỹ thuật số.

IV. Công cụ thiết kế Landing Page

Hiện nay có 2 công cụ thiết kế landing page đơn giản và tốt nhất là Facebook landing page và Blog landing page. Ngoài ra hiện có rất nhiều website cho phép bạn download những Landing Page Template miễn phí với giao diện bắt mắt, nếu bạn có kiến thức cơ bản về chỉnh sửa html thì chỉ trong vòng 20p các bạn có thể tạo nên một trang Landing Page rất đẹp. Với những người biết code website với những công cụ chuyên nghiệp thì không còn gì tốt hơn. Nhưng với những bạn không biết code website có thể sử dụng template landing page miễn phí tại các site như :
Read More
    email this       edit
Published 00:16:00 by with 0 comment

Landing Page là gì?

Hiện nay Landing Page được cho là xu hướng tất yếu để tăng traffic và Conversion Rate, từ đó tăng Doanh thu và Lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Vậy Landing Page chính xác là gì bạn đã biết chưa?
 

1. Định nghĩa Landing Page

Landing Page còn được gọi là trang đích (trang mục tiêu) của một trang web được tối ưu hóa, nhằm hướng tới người dùng nội dung của nó tập trung vào người xem, có thể là 1 chủ đề, 1 bài giới thiệu về dịch vụ hoặc sản phẩm nào đó. Trong SEO, landing page đóng vai trò là đích đến của  người truy cập khi họ click từ công cụ tìm kiếm và trang này được nỗ lực tối ưu hóa tối đa.
Có thể hiểu Landing Page là trang giới thiếu sản phẩm hoặc một dịch vụ trên internet. Đây là một công cụ hiệu quả để tăng tỷ lệ khách mua hàng và dễ dàng có thứ hạng cao khi được tìm kiếm.

2. Các loại Landing Page phổ biến

Có ba loại Landing Page phổ biến nhất:
  1. Là 1 trang con bên trong 1 website
  2. Pop-up quảng cáo. Nó thường là cửa sổ mở ra khi truy cập vào trang chủ website.
  3. Microsite - website chỉ có 1 page với tên miền riêng hoặc tên miền phụ (subdomain)

3. Hướng phát triển Landing Page

Landing page được tạo ra chỉ tập trung vào 1 loại nội dung (sản phẩm hay dịch vụ), cho nên việc xây dựng khá đơn giản. Bạn chỉ nên chọn 1 từ khóa chính cho mỗi trang. Sai lầm của các marketer là quảng cáo (Banner, Email, SEO, Google Adwords,..)  và dẫn khách hàng về trang chủ website, điều này sẽ kém hiệu quả đối với khách hàng và các công cụ tìm kiếm.
Thay vào đó bạn nên tập trung quảng bá website thông qua việc xây dựng và phát triển các landing pages. Đây là một cách đi khôn ngoan bởi việc quảng bá cho 1 landing page sẽ dễ mang lại hiệu quả hơn so với các trang tổng hợp.

4.    Vì sao việc dẫn khách hàng qua các công cụ truyền thông về trang chủ lại là sai lầm lớn ?

Tất nhiên nếu trang chủ của bạn dành cho đối tượng khác hàng tương đối nhỏ và trên trang chủ của bạn cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho khách hàng thì nó vẫn tuyệt vời. Thế nhưng: Trên thực tế hầu như các Trang chủ của bạn thường là những trang không có đầy đủ thông tin cần thiết cho từng đối tượng khách hàng của bạn,và nhiều khi họ chẳng thể tìm được thứ họ muốn – Quá phiền phức và mất thời gian – Họ thoát ra tìm trang khác cung cấp sản phẩm dịch vụ họ cần. Kết quả là bạn đốt đi 1 số tiền quảng cáo mà chả đem lại thứ lợi ích gì ngoài việc làm giầu cho các nhà quảng cáo cả.

5. Ưu điểm của Landing Page

  • Landing Page thường là 1 file html có nội dung tĩnh và chạy độc lập nên tốc độ tải trang sẽ nhanh hơn rất nhiều những website thông thường.
  • Landing page tập trung sử dụng cho 1 đối tượng khách hàng cụ thể vì vậy nội dung của nó được viết và phục vụ cho 1 nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.
  • Landing Page thường có kết cấu đơn giản nên khả năng ổn định cao.


6.  Tại sao bạn cần Landing Page

  • Trang landing Page thúc đẩy thương hiệu của bạn
Việc xây dựng thương hiệu trực tuyến của bạn phụ thuộc vào những ấn tượng mà trang web của bạn có nhưng tính năng tương tác sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đối với khách hàng. Việc tối ưu hóa và đánh giá cao việc thực hiện trang đích sẽ cung cấp một ấn tượng tốt đầu tiên đối với người dùng, xây dựng thương hiệu của bạn lên đó.
  • Một trang Landing Page giúp bạn hiểu khách hàng
Việc tạo ra một trang đích sẽ giúp bạn tiếp cận và hiểu rõ được người dùng một cách tốt nhất. Các thông tin mà họ cung cấp sẽ cho bạn một cái nhìn sâu sắc về khách hàng của bạn là ai. Bạn có thể xắp xếp các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số của bạn được tốt hơn do đó sẽ tạo ra các kết quả tốt hơn. Đối tượng khách hàng có đáp ứng với các trang đích có hiệu suất cao cung cấp thông tin có giá trị về bản thân mình để đổi lấy những gì bạn cung cấp – một eBook, một thành viên, một bản tin hay cái gì khác mới mẻ hơn. Các thông tin mà họ cung cấp có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về khách hàng của bạn là ai và những gì làm cho họ đánh dấu như người tiêu dùng. Sử dụng sức mạnh của kiến thức này, bạn có thể sắp xếp các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số của bạn tốt hơn, do đó tạo ra kết quả tốt hơn.

Lời kết
Giờ đây, việc tối ưu hóa Landing page là một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc tạo dựng, thu hút số lượng truy cập cho website. một Landing page được tối ưu hóa tốt sẽ giúp điều hướng và giữ chân người dùng trên website lâu hơn. Từ đó, giúp làm tăng tỉ lệ chuyển đổi sang giao dịch cụ thể thành công cao hơn.

Để biết cách xây dựng một Landing Page hiệu quả bạn có thể tham khảo thêm bài viết tiếp theo tại đây.
Read More
    email this       edit

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Published 03:22:00 by with 0 comment

Các thủ thuật xây dựng Link cho Website mới

Chúng ta đều biết tầm quan trọng của  SEO Offpage trong SEO. Trong đó, vấn đề xây dựng link cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với việc lên top của website. Sau đây là những thủ thuật xây dựng link (liên kết) được ATHENA sưu tầm và chọn lọc từ nhiều nguồn. Những thủ thuật xây dựng link này tập trung nhiều hơn vào việc đặt các links hướng mục tiêu hay còn gọi là “chèn link”.
 

1. Submit trang của bạn vào các Web Directories:

Đây là một quá trình đơn điệu vì hầu hết ta phải submit nó bằng tay, nhưng nếu bạn dành thời gian vào nó, trang của bạn có thể thu hút được hàng trăm backlinks. Bạn có thể sử dụng danh sách các Web directories tại đây.

2. Submit những thông cáo báo chí tới những trang PR:

Một thông cáo báo chí cơ bản về việc khai trương trai Web của bạn nên được submit tới nhiều Websites PR, những Websites này sẽ gửi thông cáo báo chí của bạn tới nhiều kênh tin tức trực tuyến khác nhau. Đây là một cách rất tốt để thu hút các free links. Trên thế giới có 2 trang PR khá phổ biến là PRWeb và PRLeap.

3. Tạo các kết nối qua lại với những trang tương đồng:

Việc tạo cho những trang mới dần có độ phù hợp cao là rất quan trọng, nó không chỉ giúp bạn thu hút link mà còn cả traffic. Không ai phủ nhận sự hữu ích của việc liên kết qua lại (reciprocal links) nhưng bạn cũng không nên lạm dụng nó. Bạn có thể tìm các link đối tác bằng cách gửi mail trực tiếp đến họ hoặc tìm trên các diễn đàn.

4. Tạo những trang Squidoo Lenses:

Bạn có thể tạo một Squidoo lens dễ dàng. Vào trang chủ của Squidoo lens và làm theo các bước hướng dẫn của nó, bạn chỉ mất khoảng 15 phút để tạo một Squidoo lens. Với trang này, bạn có thể chèn hàng loạt các anchor text links cho Website của bạn cùng với các nội dung phong phú. Hubpages là một trang tương tự khác bạn có thể sử dụng.

5. Đăng ký tiêu đề.

Tạo một tiêu đề ngắn trên những topic hấp dẫn của bạn và đăng ký nó với các thư mục tiêu đề cho một backlink và một vài traffic. Bạn có thể thu hút được nhiều links hơn nếu tiêu đề của bạn được đăng trên các Websites khác. Sau đây là một loạt danh sách các thư mục tiêu đề được xếp hạng bởi Alexa và PageRank.

6. Tạo các profiles thông tin xã hội, social Media Profiles:

Có rất nhiều mạng xã hội trực tuyến cho phép bạn chèn 1 kết nối tới Website của bạn trên một trang profile. Hãy đăng ký tài khoản ở một vài trang như thế, tốt nhất là chọn tên và avatar trùng với tên thương hiệu của Website. Điều này có thể rất hữu ích khi bạn quyết định phát triển trang của bạn thông qua mạng xã hội trong tương lai.

7. Sử dụng Social Bookmarking:

Chắc chắn những Websites xã hội như Netscape hay Digg sẽ thường xuyên được các công cụ tìm kiếm crawl, và những kết nối của chúng sẽ dễ dàng được index.

8. Chữ ký diễn đàn:

Đăng ký tài khoản tại một số diễn đàn và tạo chữ ký cho tài khoản đó, chữ ký này phải được liên kết đến trang chủ hay các trang bên trong Website của bạn. Sau đó bạn nên tạo những chủ đề hấp dẫn và đóng góp viết bài, thảo luận trên các diễn đàn đó. Sau khi bạn đã tạo được ấn tượng, các thành viên khác sẽ biết đến chữ ký và quan trong hơn là trang Web của bạn.

9. Tạo một giao diện hay Widget tốt:

Bạn nên thuê một nhà thiết kế thực thụ đến tư vấn và thiết kế cho bạn một giao diện liên quan tới một mạng xã hội cụ thể nào đó hay một trang phổ biến. Điều này giúp bạn thu hút được những link chất lượng đến trang của bạn.

10. Lập các blogs nền những nền blog khác:

Ngoài việc sử dụng blog hiện tại của bạn, bạn nên lập thêm các blog trên các mạng blog khác như WordPress.com, Blogger và Xanga. Link chúng tới những trang cụ thể trên Website của bạn.

11. Viết comment trên các blog khác:

Đầu tiên hãy thực hiện comment trên những trang phổ biến và những trang có liên quan đến Website của bạn. Đừng comment theo kiểu spam để thu hút link mà nên tập trung xây dựng các mối quan hệ với những blogger khác. Hãy viết những comment tốt, cố gắng tránh lạm dụng những từ khoá hay chữ ký link đến Website của bạn. Sau 10 bước trên, vấn đề của bạn bây giờ là tạo thương hiệu chứ không phải là spam. 

12. Đăng bài viết lên các blog khác:

Cũng giống như phần tiêu đề và thông cáo báo chí, bạn nên đăng các bài viết chất lượng của Website bạn lên các blog khác (chú ý phải tạo kết nối). Đây là cách rất tốt để thu hút các relevant link và traffic.

13. Tổ chức các cuộc thi:

Một số Websites thường đưa ra các cuộc thi đấu giá để thu hút những anchor text link từ các bloggers. Ví dụ như cuộc thi iPhone giveaway trên trang của Gary Lee.

14. Các dự án hỗ trợ hợp tác:

Bạn nên xây dựng những mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác với những đối tác tiềm năng. Trao đổi liên kết với những trang của họ sẽ giúp bạn có được một lượng backlink nhất định.

15. Chia sẻ kinh nghiệm:

Nếu thực hiện tốt bước này, Website của bạn sẽ sớm đạt được 1 vị thế mới. Để ứng dụng tốt bước này, bạn phải là người có những kỹ năng nhất định như thiết kế Web, viết quảng cáo, dịch thuật hay SEO. Hãy chia sẻ kinh nghiệm, những hiểu biết của bạn đối với những Website khác, đưa ra các lời khuyên giúp tối ưu hoá những Website đó,… Điều này sẽ giúp bạn có được niềm tin, thương hiệu từ các webmaster khác.


Read More
    email this       edit
Published 02:42:00 by with 0 comment

Phương pháp nghiên cứu từ khoá chuẩn SEO

Một chiến lược seo thành công là đưa được website lên top 1 của Google, thu hút khách hàng, bán hàng hiệu quả, tạo thương hiệu và doanh thu. Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi thực hiện một chiến dịch SEO chính là lựa chọn và đánh giá từ khoá SEO.
 

1. Từ khoá SEO là gì?

Từ khoá SEO là từ bạn gõ vào khung tìm kiếm của công cụ tìm kiếm để lọc lấy thông tin. Có rất nhiều loại từ khoá, trong đó chúng ta có thể chia làm ba loại chính :
  • Navigational ( từ khóa thương hiệu )
  • Informative ( tìm kiếm thông tin )
  • Transactional ( từ khóa hiệu quả)

2. Phân tích, lựa chọn từ khoá

Trước khi đi vào phân tích về các loại từ khoá, mời bạn làm quen với ba thuật ngữ:

  1. Lượt tìm kiếm: lượt tìm kiếm của từ khóa thì chúng ta có thể kiểm tra bằng công cụ Google Planner, một công cụ rất chính xác và hiệu quả trong quá trình tự học SEO.
  2. Độ cạnh tranh từ khoá: là độ khó của từ khoá khi làm SEO. Để biết được độ khó của từ khóa chúng ta có thể kiểm tra xem có nhiều người SEO từ khóa đó không, độ khó của từ khóa tỷ lệ thuận với số người SEO từ khóa đó.
  3. Tỷ lệ chuyển đổi: đây là một công thức dùng để so sánh tổng số khách truy cập vào một trang web với số người trong số đó trở thành khách hàng trả tiền, người đăng ký hoặc người dùng. Tỷ lệ này vô cùng hữu ích cho các nhà đầu tư SEO, đặc biệt là với những nhà đầu tư có sử dụng dữ liệu về lượng truy cập trang web để xác định những phương pháp tiếp thị khác nhau nên được sử dụng nhằm tăng doanh số bán sản phẩm. Tỷ lệ chuyển đổi này có thể được đánh giá thông qua yêu cầu liên lạc, các cuộc gọi, mua hàng, báo giá, sắp xếp cuộc hẹn,…

Lựa chọn từ khoá làm SEO:
  1. Từ khoá dài (long tail keyword) : là những từ khoá ít được tìm kiếm, độ cạnh tranh thấp, thường thì tỷ lệ chuyển đổi khách hàng của loại từ khoá này khá cao.
  2. Từ khoá ngắn (Fat head) : là những từ khoá được tìm kiếm rất nhiều, độ cạnh tranh cao, nhưng đa phần tỷ lệ chuyển đổi tương đối thấp.
Trong giai đoạn này, SEOer cần liệt kê tất cả các từ khoá mà bạn nghĩ rằng khách hàng sẽ tìm kiếm. Bạn cũng sử dụng Google Keyword Planner để nghiên cứu đồng thời mở rộng thêm danh sách các từ khoá. Bạn sẽ làm điều này theo các bước sau:
  • Bước 1 : Liệt kê các từ khoá mà bạn nghĩ khách hàng sẽ tìm kiếm
  • Bước 2 : Sử dụng Google keywords planer để mở rộng thêm danh sách từ khoá
  • Bước 3 : Sử dụng Google Insight được tích hợp trong Google Planer để biết được xu hướng tìm kiếm của từ khoá
  • Bước 4 : chọn ra danh sách từ khoá lần thứ 1. (Danh sách 1)

3. Phân loại danh sách từ khoá

Các từ khoá ở danh sách 1 tuy đã được lựa chọn, sàng lọc nhưng bạn cần phân chia chúng một lần nữa. Trong đó chúng ta sẽ chia thành 2 nhóm từ :
  • Nhóm từ liên quan đến thương hiệu : Nhóm từ này giúp bạn quảng bá hình ảnh thương hiệu.
  • Nhóm từ liên quan đến sản phẩm : Nhóm từ này giúp bạn bán được hàng hoá sản phẩm.
Landing page hay còn gọi là trang đích đến hoặc trang mà bạn sẽ làm SEO cho các từ khoá đã lựa chọn ở các bước trên. Bạn nên phân phối từ khoá vào nhiều trang landing page khác nhau, trong đó từ khoá cạnh tranh nằm ở trang chủ hoặc các trang menu chính. Các từ khoá kém cạnh tranh hơn được đặt ở những trang sâu hơn.
Tránh trường hợp một trang landing page nhưng chứa nhiều hơn năm từ khoá. Landing page càng ít từ khoá thì càng dễ SEO hơn cho các từ khoá đó. Việc lựa chọn landing page cho các từ khoá đòi hỏi bạn phải suy nghĩ kỹ càng, vì chỉ cần chọn sai landing page sẽ làm giảm hiệu quả SEO của bạn rất nhiều lần.

Read More
    email this       edit
Published 01:53:00 by with 0 comment

Tại sao phải tối ưu web cho Smartphone?

Xu hướng tìm kiếm bằng di động ngày càng nhiều, trước khi quyết định sử dụng một dịch vụ/sản phẩm, người dùng có xu hướng tìm kiếm trên internet bằng smartphone trước để tham khảo rồi mới quyết định. Vì vậy, nếu bạn không thiết kế website của mình tối ưu với các thiết bị di động bạn có khả năng mấy một lượng lớn các khách hàng tiềm năng.
 

1. Thế nào là trang web tối ưu cho smartphone?

Trang web được tối ưu hóa trên mobile là trang web được thiết kế riêng cho mobile mà chỉ những nội dung thích hợp nhất mới được đăng tải, giúp người sử dụng có thể xem trang này mà không cần cuộn ngang, nâng cao trải nghiệm của người dùng. Trang web load nhanh trên smartphone cũng là một trải nghiệm tốt.
Một số tiêu chí nhận biết website tối ưu cho smartphone:
  • Trình bày nội dung website tốt trên các thiết bị di động
  • Không bị méo mó và không cần phải zoom
  • Dễ dàng đọc nội dung trên các thiết bị mobile có kích thước màn hình nhỏ
  • Dễ dàng điều hướng website với một ngón tay
  • Hữu ích cho người sử dụng điện thoại
  • Các thuộc tính được hiểu đúng đắn và trong sáng bởi Google

2. Tại sao cần tối ưu?

Chắc chắn Google sẽ không bao giờ xếp hạng cho trang web của bạn trên tìm kiếm di động, nếu như bạn không có một kế hoạch tối ưu và chuẩn hoá website thân thiện trên mobile. Bạn cần phải tối ưu hoá trang web để thân thiện hơn trên môi trường mobile và làm thế nào để chắc chắn rằng Google đã đánh giá website của bạn là một trang mobile tốt:
Được công nhận là trang web thân thiện trên môi trường mobile
Đảm bảo Google biết website của bạn là một trang web mobile
Tinh chỉnh và tối ưu hoá trang web

3. Tầm quan trọng việc tối ưu

Trong thế giới công nghệ di động ngày càng phát triển thì việc lập trang web tối ưu hóa trên mobile là rất cần thiết bởi vì hầu hết mọi người đều sử dụng smartphone để duyệt web. Và những web thiết kế riêng cho smartphone sẽ phù hợp với bất cứ loại màn hình nào của từng loại điện thoại thông minh. Điều này có nghĩa là việc lập web cần phải tích hợp giao diện cho cả máy tính và điện thoại.
Kể từ năm quý II năm 2015, thì bộ máy tìm kiếm Google đã chính thức sử dụng mức độ thân thiện và tối ưu của website với các thiết bị di động như là một yếu tố mạnh. Yếu tố này ảnh hướng trực tiếp đến thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm. Để đưa website vào top 10, việc tối ưu hoá thiết kế website dành cho di động là việc cần thiết và vô cùng quan trọng. 

4. Khuyến nghị của Google trong việc xây dựng trang web được tối ưu hóa cho Smartphone

Khi xây dựng một web dành cho smartphone, Google hỗ trợ 03 cấu hình khác nhau bao gồm:
  • Các trang sử dụng thiết kế web đáp ứng ví dụ các trang phục vụ cho tất cả các thiết bị trên cùng một bộ URLs mà mỗi URL phục vụ cùng một HTML giống nhau cho tất cả các thiết bị và chỉ sử dụng CSS để thay đổi trang.
  • Các web phục vụ tất cả các thiết bị trên cùng một HTML nhưng mỗi URL phục vụ một HTML khác nhau phụ thuộc vào người sử dụng máy bàn hay di động.
  • Các web có phiên bản cho di động riêng và cho máy bàn riêng.

Read More

    email this       edit
Published 01:13:00 by with 0 comment

Tuyệt chiêu tăng Traffic cho website của bạn

Tăng Traffic cho website luôn là ước mơ của các SEOer. Nhưng để tăng Traffic một cách hiệu quả không phải ai cũng biết. Bài viết này ATHENA xin đưa ra cách để tăng Traffic một cách hiệu quả và an toàn nhất. Giúp bạn tăng Traffic và cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
 

1. Tự tiến cử

  • Rất nhiều SEOer có quan niệm rằng chỉ cần làm tốt nội dung và thiết kế website thật đẹp là người dùng sẽ ghé thăm ầm ầm. Đó quả là một cách nghĩ sai lầm, bạn hãy tự mình tìm đến với người dùng và tạo cho họ một sự yên tâm khi truy cập vào website của bạn bằng những tính năng rất phổ biến như: thêm lựa chọn “bookmark” hay “favorites” (tính năng thêm trang mạng ưa thích) để người dùng lần sau có thể dễ dàng tìm đến. Chưa hết, ở cuối mỗi bài viết, hãy thêm những “nút” như “email this” (gửi bài viết này qua email) hoặc “Share this” (chia sẻ bài viết này với bạn bè) hay liên kết bằng các công cụ chia sẻ như Digg, Buzz, hoặc các dịch vụ tương tự ở Việt Nam như linkhay, tagvn, vnbookmark…
  • Tích cực tham gia các cuộc bình luận trên các diễn đàn, blog hay mạng xã hội trực tuyến và trích dẫn hoặc chứng minh bằng các backlink đến bài viết trên trang web của bạn. Nhưng hãy nhớ đừng “gây thù chuốc oán” bằng cách spam địa chỉ website của mình trên những địa chỉ đó.
  • Hãy đưa địa chỉ web của bạn vào chữ ký trong email, trong tài khoản Twitter, Facebook, trong blog….hay nói ngắn gọn là tất cả các tài khoản trực tuyến của bạn. Hãy khuyến khích các nhân viên trong công ty cùng làm như thế và tạo thành một truyền thống hay văn hóa của doanh nghiệp.
  • Hãy là người tiên phong! Đừng đợi Google tìm đến bạn mà hãy tự động gửi trang web của bạn đến Google và tất cả các cỗ máy tìm kiếm khác mà bạn biết và có thể.

2. Tận dụng tối đa các trang mạng xã hội

Mạng xã hội được cho là có tính chất mang lại lượt truy cập quay lại (Return Visiter), một loại Traffic quan trọng trong SEO ghi điểm lớn trong mắt Google (GG). Do đó đừng nên bỏ qua các cơ hội quảng bá website của mình trên các trang mạng xã hội. Nếu bạn chưa có một fan[age để hoạt động trên mạng xã hội, hãy làm điều đó ngay bây giờ. Hãy hoạt động tích cực mỗi ngày, đăng tả và cập nhật các bài viết thường xuyên để gây chú ý đến người dùng. Xây dựng nội dung có ích để người khác nhớ đến và chia sẻ bài viết của bạn.

3. Viết bài dạng tổng hợp

Chúng ta thường có thói quen thích đọc bài viết cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin và kiến thức nhất nhưng không cần quá chi tiết, vì thế xuất hiện dạng bài viết tổng hợp. Bài viết tổng hợp có thể đạt đến hơn vài nghìn chữ về một chủ đề nào đó. Theo thống kê của GG, hầu hết các trang trong top 10 có đến 7 trang dạng bài tổng hợp, 3 trang còn lại thuộc phân loại bài viết cực kỳ quan trọng. Vậy thì tại sao bạn không viết bài viết tổng hợp để câu Traffic cho website của mình?

4. Viết chuyên sâu về một vấn đề

Nếu như bạn quá cạn kiệt ý tưởng để viết một bài viết tổng hợp như trên cách 3, bạn có thể sử dụng cách viết chuyên sâu về một vấn đề nào đó (phù hợp với nội dung website của bạn). Nhược điểm duy nhất của cách viết này là bạn sẽ phải am hiểu về lĩnh vực bạn viết, kiến thức vững chắc mới có thể viết một bài chuyên sâu. Với những người có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề bạn  viết, thì cho dù bài viết có chi tiết và dài đến đâu thì hơn 80% là họ sẽ chọn đọc bài viết của bạn thay vì một bài viết tổng hợp chung chung nào khác. Hãy tận dụng điểm mạnh của bạn vào viết bài.

5. Đưa quan điểm cá nhân vào bài viết

Bạn cũng có thể đưa quan điểm cá nhân của mình vào bài viết, blog của mình. Thời gian đầu có thể kinh nghiệm của bạn chưa cao, có khiếm khuyết, vì thế sẽ có những độc giả vào comment, góp ý và đánh giá quan điểm của bạn tạo không khi sôi nổi trên trang của bạn. Lâu dần khi kinh nghiệm được cải thiện, độc giả sẽ ưu tiên cho bạn hơn khi tiến hành tìm kiếm trên một chủ đề vì họ biết bài viết được viết bằng kinh nghiệm thực tế và trải nghiệm của tác giả. Đây cũng là một cách hay để lôi kéoTraffic.

6. Link và tag

Hãy đặt các liên kết (link) đến các website khác trong bài viết của bạn và đề nghị những blog, website, diễn đàn khác liên kết ngược lại với bạn. Một giải pháp khác là hãy đăng ký website của bạn với các dịch vụ tổng hợp web hoặc blog. Tag là công cụ giúp tối ưu hóa website trên các máy tìm kiếm. Hãy sử dụng các “đuôi” (tag) trong tiêu đề (title), trong nội dung bài viết… để tối ưu hóa giúp các cỗ máy tìm kiếm dễ thấy bạn nhất. HitTail là một trong những dịch vụ giúp đỡ bạn xây dựng cả một “ngôi nhà” bằng từ khóa (key word). Đừng quên hình ảnh, đặt tên cho ảnh minh họa trong mỗi bài viết cũng là một dạng từ khóa rất quan trọng giúp bạn “luôn luôn nổi bật” trong mắt các cỗ máy tìm kiếm.

7. Gắn bó với độc giả

Hãy trả lời trực tiếp và thật sớm với những Email hay bình luận của độc giả. Thậm chí một bức email thật ngắn cũng là một sự khởi động tốt cho cuộc đối thoại 2 chiều. Hãy thường xuyên, hoặc định kỳ tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến độc giả. Theo dõi thường xuyên và phân tích các thông số thống kê cũng là một biện pháp tốt. Việc gắn bó với độc giả mang lại kết quả rất tốt, khiến độc giả cảm thấy thân thiện và hài lòng hơn về website của bạn. Khi độc giả sẽ ấn tượng tốt về website của bạn họ sẽ quay lại nhiều lần.

8. Hãy suy nghĩ “ở tầm toàn cầu”

Internet là một môi trường có tính toàn cầu, đừng bao giờ quên điều ấy. Và mặc dù website của bạn chỉ cung cấp thông tin mang tính địa phương, bạn vẫn có thể thu hút người dùng web ở những quốc gia khác nên hãy đừng “tự nhốt” chính mình. Hãy mở rộng nội dung đến các đề tài khác, quan điểm khác và nếu website của bạn có thêm phiên bản bằng tiếng nước ngoài thì thật tốt hơn nữa.

9. Đừng cấm người khác copy bài của bạn

Tất nhiên việc copy có ghi nguồn khác hoàn toàn với việc người khác với việc người khác dùng bài đăng của bạn không dẫn nguồn. Bạn nên thoải mái một chút khi người khác copy và dẫn nguồn vì điều đó giúp bạn tăng độ phủ sóng trên internet. Có thể trong thời gian đầu, bài viết chính của bạn có thể có thứ hạng thấp hơn bài viết kia, nhưng đừng vội nản chí về điều đó. Nếu bạn vẫn cập nhật thông tin chất lượng và thường xuyên, chắc chắn lượng Traffic trên trang của bạn sẽ thay đổi tích cực và đạt thứ hạng cao vì thuật toán của GG có thể chưa đủ thông minh để phát hiện bài viết đó của bạn ngay lập tức nhưng chắn chắn họ sẽ nhận ra sau này. Nếu thấy ai copy bài của bạn, đừng quá gay gắt bắt họ gỡ bỏ ngay lậo tức mà hãy yêu cầu họ ghi nguồn từ website của bạn vào.

10. Đóng nội dung thành dạng Ebook rồi chia sẻ

Nếu bạn có thời gian, hãy lưu bài viết của bạn thành định dạng .pdf và nhớ chèn link đến bài viết gốc trên trang của bạn rồi upload lên các trang chia sẻ tài liệu như: Slideshare, Ebook, violet,…Bạn có thể thực hiện quảng bá tài liệu này hoặc đơn giản cứ để ở đó, từ từ bạn sẽ nhận ra là nó giúp ích khá tốt cho trang web của bạn đấy. vì các trang chia sẻ tài liệu hiện nay có lượng người dùng khá cao và được liên kết khá tốt thông qua Facebook.

11. Hãy kiên nhẫn

Điều cuối cùng, việc xây dựng và đưa một trang web lên top luôn đòi hỏi rất nhiều thời gian. Hãy đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để phấn đấu thực hiện một các hiệu quả hơn. Nhớ rằng đây là quá trình lâu dài và bền bỉ nên hãy kiên nhẫn ở mức tối đa, thành công sẽ theo đuổi bạn.

Read More
    email this       edit

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Published 01:52:00 by with 0 comment

6 sai lầm khi nghiên cứu từ khoá

Chọn từ khoá (keyword) là vấn đề quan trọng cần làm đầu tiên khi thực hiện một chiến dịch SEO. Khi chọn sai từ khoá, các cỗ máy tìm kiếm khó có thể nhận diện được bài viết của bạn đang viết về vấn đề gì. Nhưng không phải SEOer nào cũng biết cách chọn từ khoá cho phù hợp, dưới đây là 5 sai lầm thường mắc phải nhất khi chọn từ khoá của SEOer.

1. Chọn từ khoá một cách chủ quan

Một số SEOer thường lựa chọn từ khóa theo bản thân của mình hoặc sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành chỉ dùng trong nội bộ doanh nghiệp. Nhưng họ quên một điều những từ ngữ này viết cho những người khách hàng họ đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của họ, chứ không có thời gian coi những từ ngữ mà quá chuyên sâu. Chính vì vậy, bạn không nên lựa chọn từ khóa theo suy nghĩ chủ quan, mà hãy sử dụng các công cụ kiểm tra từ khóa, kết hợp với việc khảo sát hành vi tìm kiếm của các khách hàng tiềm năng. Sau khi đã có được những số liệu cụ thể khách quan, bạn mới quyết định xem liệu những từ khóa nào nên sử dụng và đầu tư thời gian.

2. Chọn SEO từ khoá quá ngắn

Có vẻ như rất khả thi khi chọn từ khoá ngắn, nhưng trên thực tế những cụm từ khoá dài có nhiều khả năng sinh ra CTR hơn những từ khoá ngắn mang tính chất chung chung không cụ thể. Từ khoá quá ngắn cũng có độ cạnh tranh gay gắt hơn từ khoá dài, gây khó khắn với những SEOer chưa có kinh nghiệm. Thông thường, từ khoá dài cho thấy các từ khóa dài sẽ phản ánh được đúng ý định của khách hàng. Từ khóa thể hiện được rõ tâm lý, nhu cầu của người dùng khi tìm kiếm. So sánh với từ khóa ngắn, từ khóa dài sát với mong muốn của người tìm kiếm nên thường sẽ đem lại tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.Vì vậy từ quan điểm SEO, thay vì chọn từ khoá ngắn hãy tập trung vào tìm kiếm một từ khoá dài có CTR cao để SEO.
Click vào ảnh để phóng to

3. Không nghiên cứu tâm lý khách hàng

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng và tưởng tượng nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp, bạn sẽ nhập từ khoá gì vào các công cụ tìm kiếm. Câu trả lời chính là từ khoá của bạn. Bên cạnh đó việc hiểu được tâm lý khách hàng còn giúp bạn có thể tối ưu nội dung chiến lược nhằm thu hút họ.

4. Từ khoá địa phương

Ở Việt Nam, mỗi vùng miền khác nhau thì việc sử dụng các từ khoá khác nhau để tìm kiếm là việc thường gặp. Ví dụ như việc SEO từ khoá “cho thuê xe ô tô” ở miền Bắc đã lên top với với thứ hạng cao và thu lại rất nhiều lợi nhuận. Cũng từ khoá đó, khi mở rộng chi nhánh ra miền Nam thì lại không mang lại CTR.  Qua quá trình tìm hiểu, nhân viên SEO mới phát hiện ra ở miền Nam không dùng từ khoá “ô tô” mà dùng từ khoá “xe hơi”. Qua đây bạn thấy được rằng những từ khoá mang tính chất địa phương cũng có thể tạo nên những sai lầm nghiêm trọng trong việc SEO gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng SEO.

5. Không xem xét và cập nhật từ khoá

Từ ngữ và thuật ngữ mới phát triển từng ngày theo xu hướng xã hội. Các từ ngữ này bạn có thể tìm thấy trên các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, Zalo,..), các trang cộng đồng và diễn đàn (Webtretho, Eva, Voz,…) cùng chủ đề mà các bạn đang hoạt động. Cậo nhật thêm xu hướng xã hội có thể còn giúp bạn có thêm nguồn để viết Content. 

6. Không phân bổ thời gian hợp lý

Khi làm công việc nào cũng yêu cầu sắp xếp thời gian và phân bổ thời gian một cách hợp lý đẻ làm việc đạt hiệu quả cao hơn. Việc nghiên cứu và lựa chọn từ khoá cũng vậy. Xây dựng từ khoá trong SEO được ví như việc xây dựng nền móng của một ngôi nhà. Việc này chiếm rất nhiều thời gian và chất lượng của nền móng quyết định chất lượng của ngôi nhà. Nền móng vững chắc thì mới có thể phát triển bền vững được.
Nhiều SEOer khá vội vàng trong việc lựa chọn từ khoá, trong khi việc nghiên cứu từ khóa để chọn được những từ khóa mang lại tỉ lệ chuyển cao là việc không phải dễ dàng. Do đó bạn nên đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu từ khoá một cách có chiến lược và hợp lý, đừng để mất quá nhiều thời gian cũng đừng quá vội vàng phí nguồn lực vô ích.

Lời kết
Trên đây là 5 sai lầm thường gặp khi nghiên cứu từ khoá trong SEO. Với sự nghiên cứu kỹ, dành thời gian cho lựa chọn và tránh các sai lầm, bạn chắc chắn sẽ chọn đúng từ khoá mình cần SEO và đưa Website lên top trong thời gian ngắn nhất. Chúc bạn thành công!

Bạn có thể tham khảo thêm các thủ thuật chèn từ khoá tại đây.
Read More
    email this       edit
Published 00:43:00 by with 0 comment

11 lỗi phổ biến nên tránh khi SEO

Nếu bạn là người mới bước chân vào lĩnh vực SEO, chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc mắc phải những sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Trong bài viết này ATHENA xin chia sẻ với các bạn 11 sai lầm SEOer thường hay mắc phải.
 

1. Bỏ qua thẻ Title

Việc để trống thẻ Title hoặc bỏ qua thẻ này rất phổ biến, đây là một trong những thành phần SEO Onpage quan trọng nhất mà bạn có thể đặt từ khoá của mình vào. Thẻ Title không chỉ giúp bạn tối ưu từ khoá cho Website mà còn hiển thị trên SERPs như tiêu đề website của bạn. Bạn có 70 ký tự để làm nên một tiêu đề hấp dẫn độc giả. Một dịch vụ SEO chuyên nghiệp không thể mắc sai lầm tối thiểu này khi SEO.

2. Nhắm sai đích

Nhắm sai đích là việc SEO sai từ khoá, đây chính là sai lầm mà nhiều người mắc phải, thậm chí ngay cả những chuyên gia SEO cũng mắc lỗi này. Nhiều SEOer lựa chọn từ khoá theo ý kiến cá nhân và lựa chọn từ khoá không có người tìm kiếm để SEO. Việc lựa chọn từ khoá ảnh hưởng rất lớn đến chiến dịch SEO của bạn. vì vậy trước khi bắt đầu chiến dịch SEO hãy lựa chọ từ khoá kĩ càng để chọn ra các từ khoá tốt đem lại lợi ích cho bạn.Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khoá như Google Adwords Keyword Planner để lựa chọn cho mình từ khóa tốt nhất.

3. Sử dụng Flash

Flash thực sự hấp dẫn bởi hiệu ứng của nó với người dùng nhưng nó không tốt cho các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn thực sự muốn website của bạn sử dụng Flash thì hãy tạo riêng 1 phiên bản html cho công cụ tìm kiếm (Lưu ý: Cách này sẽ  khiến bạn trở thành SEO mũ đen)

4. Javascript Menu

Sử dụng Javascript để điều hướng không phải là không tốt miễn là bạn hiểu được các công cụ tìm kiếm không thể đọc Javascript và hãy cố gắng xây dựng website của bạn phù hợp. Nếu bạn đã có 1 menu sử dụng Javascript bạn nên xem xét xây dựng 1 sitemap (hoặc đặt liên kết đó trong thẻ noscript) để Search Engine có thể thu thập được dữ liệu.

5. Thiếu từ khoá/nhồi nhét từ khoá

Mỗi khi muốn tập trung vào từ khoá của bạn, hãy sửa lại nội dung và đặt từ khoá vào nơi có nghĩa. Nhưng hãy chú ý mỗi đoạn văn chèn quá nhiều từ khoá sẽ gây khó chịu cho người đọc, tạo trải nghiệm không tốt. Hãy cố gắng chèn từ khoá với mật độ cân đối và hợp lý nhất có thể. Khiến người đọc cảm thấy tự nhiên và không bị gượng ép khi đọc bài viết

6. Thiếu tính nhất quán và cập nhật thay đổi

Nếu bạn muốn thành công, muốn đưa Website của bạn lên top thì bạn cần phải tối ưu hoá Website của bạn. Thường xuyên theo dõi đối thủ và tìm hiếu các thuật toán mới để đưa ra một chiến lược tốt nhất.

7. Tập trung quá nhiều vào thẻ Meta

Trong thực tế, các thẻ meta đang trở thành một điều của quá khứ . Bạn có thể tạo các từ khoá và mô tả meta của bạn, nhưng không hẳn sẽ được 1 thứ hạng tốt từ việc này. Google lấy mô tả ngắn gọn dựa theo truy vấn của người dùng nữa.

8. Sử dụng hình ảnh cho các tiêu đề

Nhiều người nghĩ rằng sử dụng hình ảnh cho các tiêu đề và menu thì tối ưu hơn. Nhưng thực tế thì ngược lại, một hình ảnh giúp cho tiêu đề và menu của bạn trông đặc biệt hơn, nhưng dùng hình ảnh để SEO cho tiêu đề và menu là một sai lầm lớn bởi vì thẻ H1, H2,.vv.. và liên kết là những yếu tố quan trọng trong SEO và Google không đọc được hình ảnh của bạn.

9. Bỏ qua URL

Nhiều SEOer cho rằng URL không phải là 1 yếu tố quan trọng. Tạo ra cách liên kết động, đường dẫn không thân thiện, không chứa từ khóa xảy ra rất nhiều và đó là 1 điểm trừ cho website của bạn. Có thể nhiều website không có đường dẫn thân thiện vẫn lên TOP nhưng bạn nên nhớ rằng nếu đường dẫn bạn tốt hơn đối thủ thì đó là 1 lợi thế của bạn.

10. Trùng lặp nội dung hay nội dung không tốt

Bạn nên tránh việc viết đi viết lại một nội dung trên Website để tối ưu cho từ khóa. Đây là sai lầm mà nhiều dịch vụ SEO vô tình mắc phải. Các công cụ tìm kiếm “đủ khôn” để nhận ra hành động này của bạn. Nhưng nguy hiểm hơn là người dùng sẽ nghĩ là bạn đang “cạn” ý tưởng về những nội dung tươi mới khác.

11. Quá chú trọng vào Page rank

Đây chỉ là một trong rất nhiều yếu tố đánh giá và xếp hạng Website. Đừng quá chú tâm vào chỉ số này, điều này sẽ khiến bạn lơ là về ROI – chỉ số lợi nhuận, traffic…và nhiều yếu tố quan trọng khác trong SEO.

Kết luận
Trên đây là 11 lỗi mà các SEOer thường hay mắc phải. Còn rất nhiều lỗi mà ATHENA chưa kịp liệt kê nhưng khuôn khổ bài viết có hạn nên không thể liệt kê hết. Hy vọng bài viết ít nhiều giúp ích cho công việc của các bạn.

Read More

    email this       edit

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Published 08:41:00 by with 0 comment

Referral Traffic là gì?

Referral Traffic được coi là chỉ số quan trọng khi nhà đầu tư phân tích traffic. Tuy nhiên ko phải ai cũng hiểu bản chất – tầm quan trọng của referral traffic với nhà quản trị web. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn thế nào là Referral Traffic.

Định nghĩa Referral Traffic

Nếu bạn đang tìm hiểu hoặc làm về SEO hẳn bạn biết rõ về thuật ngữ Referral Traffic. Referral Traffic là phân khúc của truy cập đến trên trang web của bạn nhưng thông qua một nguồn khác ví dụ như thông qua một liên kết trên một tên miền khác. Analytics tự động nhận dạng đâu là Referral Traffic ngay khi đã ngay lập tức trước khi đến trên trang web của bạn và hiển thị các tên miền của các trang web tới website của bạn ngay trong bản báo cáo.
Đây là lưu lượng truy cập gián tiếp của người dùng vào website của bạn thông qua các backlink bên ngoài trỏ vào trang web mà không cần thông qua các công cụ tìm kiếm ví dụ như: từ các bài đăng trên mạng xã hội Facebook, Twitter, đoạn mã theo dõi đặt trên các website như banner quảng cáo, sự kiện,v.v..

Tầm quan trọng của Referral Traffic

Referral traffic giúp cải thiện thứ hạng (PageRank) cho website và có cơ hội nằm trong trang đầu ở bảng xếp hạng tìm kiếm (SERP). Do đó đem lại nhiều lượt truy cập hơn. Ngoài ra referral traffic còn đem lại nguồn truy cập bền vững từ bên ngoài nhất là những nguồn tập trung nhiều khách hàng mục tiêu.

Cách tăng Referral Traffic

Làm thế nào để đẩy mạnh SEO tăng thứ hạng, tăng lượng truy cập từ các trang web khác trỏ về website của bạn?
Để tăng Referral Traffic quả là điều không hề đơn giản với các quản trị web. Trang web của bạn phải cung cấp thông tin hữu ích về một sản phẩm hoặc dịch vụ đến người dùng. Để tăng Referral Traffic bạn có thể đặt backlink trỏ về trang web của mình từ các forum, blog hoặc các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter,.vv..

Làm thế nào để theo dõi Referral Traffic?

Referral traffic lưu trữ bằng giao thức HTTP trên trình duyệt. Giao thức HTTP xác định nơi mà người dùng tìm đến website và nơi cuối cùng người dùng truy cập trên trang. Khi người dùng click link để đến website bạn, trình duyệt sẽ gửi thông tin này đến server. Sau đó Google Analytics sẽ lấy thông tin này và báo cáo cho người quản lý website.

Kết luận: 
Trên đây là những thông tin cực kỳ hữu ích về Referral Traffic đã được ATHENA sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn đáng tin cậy. Cộng với những kinh nghiệm trong quá trình làm dịch vụ SEO. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về Referral Traffic cho mọi người. 





Read More
    email this       edit